SA TINH HOÀN Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ

Ở người lớn, sa tinh hoàn có thể do tuổi tác khi sự lão hóa làm mất khả năng đàn hồi của bìu. Tuy nhiên, ở trẻ em cũng có thể xảy ra sa tinh hoàn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sa tinh hoàn ở trẻ em, liệu đây có phải vấn đề nghiêm trọng?

KHÁM TINH HOÀN TRẺ EM Ở THANH HÓA UY TÍN?

LỊCH KHÁM BỆNH:

Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.

Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 14h00 – 17h30

Liên hệ qua zalo 0977 215 198

➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám nam khoa ở Phòng khám Hải ngoại hiện tại là 50.000 VNĐ

ĐIỂM MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM NAM KHOA HẢI NGOẠI THANH HÓA

Các Bác sĩ Phòng khám luôn cập nhật và nâng cao trình độ Ngoại khoa & Khám bệnh để phục vụ mọi người. 

  • Bác Sĩ Lê Ngọc Hải – Học Vị : Tiến Sĩ Ngoại Khoa – Nam Khoa
  • Thành Viên hội y học giới tính Việt Nam và Thế Giới
  • Học Nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và Đại Học Y Hà Nội
  • Báo cáo khoa học in trên tạp chí y học Việt Nam về điều trị rối loạn cương dương bằng sóng sung kích
  • Báo cáo khoa học về cắt bao quy đầu bằng Máy Stapler tại Trường Y Thanh Hóa & đại học Y Thái Bình, Hội Y học giới tính Việt Nam năm 2019 tại Huế.
  • Liên kết với các Bác sĩ đầu nghành Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ và Trung Tâm Nam Học Bệnh Viện Việt Đức Hà Nội
  • Kinh nghiệm khám chữa bệnh hàng chục năm
  • Kinh nghiệm lâm sàng & cận lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân

Trên đây là những tiêu chí quan trọng, là điểm mạnh của Phòng khám Đa Khoa Hải Ngoại – Khẳng định là ưu thế vượt trội về nhân lực, kiến thức của Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa để cánh mày râu chọn mặt gửi vàng cho Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa

Sa tinh hoàn ở trẻ em là gì?

Sa tinh hoàn ở trẻ em (còn gọi là tinh hoàn chảy xệ) là tình trạng phần da bìu bị giãn, kéo tinh hoàn của trẻ xuống thấp hơn bình thường. Sa tinh hoàn thường gặp ở người lớn tuổi, do ảnh hưởng của lão hóa khiến da bìu mất dần khả năng đàn hồi, không thể nâng đỡ tinh hoàn dẫn đến chảy xệ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh cũng có thể gặp tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ bị sa bìu

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản của nam giới, có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam testosterone. Do đó, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến tinh hoàn của trẻ cũng là vấn đề đáng lưu tâm với các bậc cha mẹ, bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của con sau này. Vấn đề sa tinh hoàn là một trong số đó.

Ở bé trai, tinh hoàn bị chảy xệ một chút không phải đáng lo ngại. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đây là biểu hiện tổn thương liên quan đến tinh hoàn. Những nguyên nhân sau có thể khiến bé trai bị sa tinh hoàn.

1. Do cấu tạo tự nhiên của da bìu

Ở một số trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, phần da bìu lớn hơn bình thường nên cảm giác bìu chảy xệ. Đây là nguyên nhân bẩm sinh ở trẻ, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên phụ huynh không cần lo lắng.

2. Do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thừng tinh là một ống nhỏ nối tinh hoàn với ổ bụng dưới. Bên trong thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng thừng tinh to và sưng bất thường, các van tĩnh mạch không đóng hết khiến lưu thông máu qua tĩnh mạch chậm lại, gây ứ đọng, làm tăng kích thước thừng tinh. Nhìn bên ngoài có cảm giác bìu chảy xệ. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xuất hiện bên tinh hoàn trái, tương ứng với hướng lưu thông máu từ bìu về tĩnh mạch thận.

3. Do nhiệt độ cao

Nhiệt độ tinh hoàn cần giữ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ C để giúp tinh hoàn khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất tinh trùng sau này. Khi nhiệt độ cơ thể bé tăng lên do nguyên nhân nào đó, bìu kích hoạt cơ chế “làm mát tự động” bằng cách hạ xuống, đưa tinh hoàn ra xa cơ thể, khiến bìu của bé trông giống chảy xệ.

4. Do tràn dịch màng tinh hoàn hoặc thoát vị

Khi bé trai còn nằm trong bụng mẹ, tinh hoàn của bé nằm ở dưới thận, nằm chung trong phúc mạc bụng. Theo quá trình phát triển của bào thai, tinh hoàn theo vỏ phúc mạc di chuyển xuống bìu trong ống bẹn, tạo thành một đường ống, gọi là ống phúc tinh mạc. Bên trong ống chứa dịch tinh hoàn.

Sau khi sinh, ống phúc tinh mạc dần xơ hóa và bít lại, cố định vị trí tinh hoàn trong bìu. Đầu xa của ống phúc tinh mạc trở thành lớp màng mỏng bao quanh hai tinh hoàn, gọi là màng tinh hoàn hay tinh mạc.

Ở một số trẻ, ống phúc tinh mạc không thể đóng tự nhiên. Trường hợp đường kích ống nhỏ, nước từ ổ bụng có thể tràn xuống tinh hoàn, gây ra hiện tượng tràn dịch tinh hoàn hay nang. Trường hợp đường kính ống lớn, các nội tạng khác trong ổ bụng có tràn xuống bìu, hiện tượng này gọi là thoát vị. Cả hai trường hợp đều khiến bìu của trẻ to bất thường, căng phồng, chảy xệ.

5. Do viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn của trẻ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Từ niệu đạo, các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh di chuyển ngược dòng theo ống dẫn tinh đến tinh hoàn, thường bám vào mào tinh hoàn. Tại đây, chúng sinh sôi và gây ra tình trạng viêm, khiến tinh hoàn của bé bị sưng đau dữ dội.

Viêm tinh hoàn thường xuất hiện ở một bên tinh hoàn. Nếu không kịp thời điều trị cho bé, viêm có thể diễn tiến thành hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé khi trưởng thành.

6. Do kích thước bộ phận sinh dục lớn bẩm sinh

Ở một số trẻ, ngay từ khi sinh ra, bộ phận sinh dục có kích thước lớn hơn bình thường một chút khiến phụ huynh lầm tưởng ra trẻ bị sa tinh hoàn. Tuy nhiên, nguyên nhân này không xuất phát từ bệnh hay dị tật bẩm sinh nào nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của trẻ sau này. Phụ huynh có thể an tâm.

Dấu hiệu sa tinh hoàn ở trẻ em

Các bậc cha mẹ có thể phát hiện sa tinh hoàn ở trẻ bằng mắt thường. Dấu hiệu đặc trưng là kích thước tinh hoàn của bé không bình thường. Một bên lớn bất thường so với bên còn lại hoặc cả hai tinh hoàn đều bị sưng phồng, biến dạng, nhìn có cảm giác bị xệ xuống. Ngoài ra, sa tinh hoàn ở trẻ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu khác như:

  • Bìu giãn xuống nhưng không thể co lại: Phần lớn thời gian, da bìu của trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, ở trạng thái co lên. Nếu bạn nhận thấy bìu của bé giãn ra nhưng không thể co lại ngay cả khi gặp nhiệt độ lạnh thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị sa tinh hoàn.
  • Tinh hoàn lỏng lẻo, bên cao bên thấp: Sa tinh hoàn ở trẻ còn có thể nhận ra thông qua biểu hiện tinh hoàn bên cao bên thấp, lỏng lẻo, một bên có kích thước lớn hơn so với bên còn lại hoặc cả hai bên đều bị sưng phồng khiến bìu bị trũng xuống bất thường.
  • Trẻ bị đau: Ngoài hiện tượng chảy xệ, sa tinh hoàn có thể khiến trẻ đau nhức dữ dội ở vùng bìu hoặc bụng dưới, đặc biệt khi ấn vào hoặc trẻ vận động mạnh. Với trẻ sơ sinh, cơn đau khiến trẻ quấy khóc, chán ăn. Đây có thể là triệu chứng sa tinh hoàn do viêm gây nên. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn.

Yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh sa bìu ở trẻ

Một số tác nhân làm tăng nguy cơ trẻ mắc sa tinh hoàn gồm:

  • Da bìu rộng bẩm sinh: Da bìu rộng và dày tự nhiên khiến bìu có cảm giác bị sa trễ.
  • Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Trẻ gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gây ra sa trễ vùng da bìu do lưu thông máu trong tĩnh mạch chậm, gây ứ đọng, sưng, làm tăng bất thường kích thước cũng như khối lượng thừng tinh, đẩy bìu trũng xuống.
  • Tràn dịch tinh hoàn: Hiện tượng này xảy ra khi ống phúc tinh mạc của bé không tự xơ hóa và bịt kín lại sau khi sinh khiến cho nước từ ổ bụng tràn xuống túi bìu, làm tăng kích thước và trọng lượng, khiến bìu sa trễ.
  • Xoắn tinh hoàn: Trẻ bị xoắn tinh hoàn khiến lưu thông máu đến tinh hoàn bị tắc nghẽn, gây dồn ép khiến túi bìu sưng to bất thường, gây đau đớn dữ dội.

Sa tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sa tinh hoàn có gây nguy hiểm với sức khỏe của trẻ hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Một số trường hợp, sa tinh hoàn do yếu tố bẩm sinh như da bìu hoặc cơ quan sinh dục của bé lớn hơn bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp sa tinh hoàn có thể do một bệnh nào đó gây ra, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám để kịp thời điều trị.

1. Sa tinh hoàn không đau

Nguyên nhân do vùng da bìu của bé rộng và dày hơn bình thường một chút nên nhìn có cảm giác bị chảy xệ. Trường hợp này không có đe dọa nào đến sức khỏe của trẻ nên phụ huynh có thể an tâm. Chỉ cần kiểm tra trẻ có đầy đủ hai tinh hoàn. Tình trạng này có thể biến mất theo quá trình phát triển và hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ.

Ngoài ra, tràn dịch tinh hoàn cũng có thể khiến bìu chảy xệ nhưng không gây đau. Thông thường, hiện tượng này sẽ khỏi sau khoảng 1 năm sau khi sinh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, trẻ cần được phẫu thuật lấy hết dịch tràn và đóng lại ống phúc tinh mạc, tránh bệnh tái phát. Thời điểm phẫu thuật lý tưởng khi bé được 12 – 18 tháng tuổi.

2. Bìu chảy xệ kèm đau nhức

Bên cạnh nguyên nhân bẩm sinh, sa tinh hoàn ở trẻ em còn có thể do bệnh gây ra. Trường hợp này, trẻ thường có biểu hiện sưng đau ở bìu, đau bụng dưới dữ dội, nhất là khi dùng tay ấn vào hay khi trẻ chạy nhảy, nô đùa. Đây là vấn đề nghiêm trọng nên các bậc cha mẹ cần đưa con đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, tránh để lâu sinh ra biến chứng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé sau này.

Cách chẩn đoán sa tinh hoàn ở trẻ em

Tình trạng sa tinh hoàn ở trẻ được chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ quan sát, sờ nắn tinh hoàn của trẻ để tìm ra nguyên nhân khiến túi bìu chảy xệ. Nếu nhận định do bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị sa bìu ở trẻ em

Sa tinh hoàn ở trẻ có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn chảy xệ đi kèm với tình trạng sưng đau, bầm tím có thể là dấu hiệu của bệnh. Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

  • Nếu sa tinh hoàn do tràn dịch tinh hoàn: đây không phải vấn đề nghiêm trọng vì bệnh này có thể tự khỏi mà không cần điều trị khi bé đạt 6 – 12 tháng tuổi. Mặt khác, nếu tình trạng này tiếp diễn khi bé được 1 tuổi, các bậc cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để hút hết dịch tràn ở màng tinh hoàn, đồng thời bịt kín miệng ống phúc tinh mạc, ngắn nước từ ổ bụng tràn xuống bìu.
  • Nếu sa tinh hoàn do viêm: bác sĩ khám, chẩn đoán nguyên nhân gây viêm và đưa ra phương án xử trí viêm phù hợp với bé.
  • Biện pháp hỗ trợ: với trẻ gặp phải tình trạng sa tinh hoàn, phụ huynh nên xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất, đồng thời cùng bé tập thể thao điều độ, qua đó giúp da bìu trở nên săn chắc, ít bị chảy xệ hơn. Với trẻ sơ sinh, phụ huynh nên vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé cẩn thận. Với trẻ đã lớn nên hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh đúng cách, tránh nguy cơ viêm nhiễm gây sưng đau, làm sa tinh hoàn.