Bệnh lậu lây qua đường nào là thông tin cơ bản mà bất kỳ ai cũng nên nắm để chủ động phòng ngừa hiệu quả. Đây là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, cần phát hiện, thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Giai đoạn phát triển của bệnh có xu hướng khác nhau giữa nữ giới, nam giới và trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết đều rất đáng lo ngại.
Mục lục bài viết
- 1 CHỮA BỆNH LẬU Ở ĐÂU THANH HÓA TỐT VÀ UY TÍN?
- 2 ĐIỂM MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM NAM KHOA HẢI NGOẠI THANH HÓA
- 3 Tổng quan về bệnh lậu
- 4 Bệnh lậu có lây không?
- 5 Bệnh lậu lây qua đường nào?
- 6 Nên làm gì khi phát hiện nhiễm bệnh lậu?
- 7 Giai đoạn phát triển bệnh lậu như thế nào?
- 8 Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 9 Chẩn đoán bệnh lậu
- 10 Điều trị bệnh lậu
CHỮA BỆNH LẬU Ở ĐÂU THANH HÓA TỐT VÀ UY TÍN?
LỊCH KHÁM BỆNH:
Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.
Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 14h00 – 17h30
Liên hệ qua zalo 0977 215 198
➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Chi phí khám nam khoa ở Phòng khám Hải ngoại hiện tại là 50.000 VNĐ
ĐIỂM MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM NAM KHOA HẢI NGOẠI THANH HÓA
Các Bác sĩ Phòng khám luôn cập nhật và nâng cao trình độ Ngoại khoa & Khám bệnh để phục vụ mọi người.
- Bác Sĩ Lê Ngọc Hải – Học Vị : Tiến Sĩ Ngoại Khoa – Nam Khoa
- Thành Viên hội y học giới tính Việt Nam và Thế Giới
- Học Nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và Đại Học Y Hà Nội
- Báo cáo khoa học in trên tạp chí y học Việt Nam về điều trị rối loạn cương dương bằng sóng sung kích
- Báo cáo khoa học về cắt bao quy đầu bằng Máy Stapler tại Trường Y Thanh Hóa & đại học Y Thái Bình, Hội Y học giới tính Việt Nam năm 2019 tại Huế.
- Liên kết với các Bác sĩ đầu nghành Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ và Trung Tâm Nam Học Bệnh Viện Việt Đức Hà Nội
- Kinh nghiệm khám chữa bệnh hàng chục năm
- Kinh nghiệm lâm sàng & cận lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân
Trên đây là những tiêu chí quan trọng, là điểm mạnh của Phòng khám Đa Khoa Hải Ngoại – Khẳng định là ưu thế vượt trội về nhân lực, kiến thức của Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa để cánh mày râu chọn mặt gửi vàng cho Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa
Tổng quan về bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Tình trạng này xảy ra phổ biến trên toàn thế giới, với ước tính lên đến 82 triệu người mỗi năm, đặc biệt tăng nhanh từ giữa những năm 1990.
Nguyên nhân tiến triển một phần là do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và thói quen tình dục không an toàn. Tỷ lệ tử vong do bệnh lậu không đáng kể nhưng để lại rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là vô sinh.
1. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
- Tiết dịch âm đạo bất thường, loãng, có mủ và mùi khó chịu.
- Khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đau vùng bụng dưới.
- Sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn (thường ít gặp hơn).
2. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
- Viêm niệu đạo: Là biểu hiện chủ yếu của nhiễm lậu cầu ở nam giới; các đặc điểm ban đầu bao gồm nóng rát khi đi tiểu và tiết dịch huyết thanh; vài ngày sau, dịch tiết ra thường nhiều hơn, có mủ và đôi khi nhuốm máu
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Thường là một bên và thường xảy ra cùng với dịch tiết niệu đạo
- Dương vật có thể sưng nề, rõ rệt hơn ở quy đầu và lỗ sáo
- Hẹp niệu đạo: đây là biến chứng rất ít gặp, triệu chứng thường là tiểu khó, dòng tiểu yếu.
- Nhiễm trùng trực tràng: Có thể biểu hiện đau, ngứa, tiết dịch hoặc mót rặn, thường xảy ra ở những bệnh nhân có giao hợp theo đường hậu môn.
Bệnh lậu có lây không?
Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục, lây nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae thông qua niêm mạc đường sinh sản, bao gồm: cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng (ở nữ giới) và niệu đạo (ở nữ giới và nam giới). Ngoài ra, bệnh cũng có nguy cơ lây qua miệng, cổ họng, mắt, trực tràng.
Bệnh lậu lây qua đường nào?
Bệnh lậu lây qua đường nào? Bệnh lậu lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, cụ thể là thông qua tinh dịch, chất tiền xuất tinh và dịch âm đạo.
Những chất này có thể bị dính vào bên trong bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng, từ đó mang theo sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí, bệnh có thể lây lan ngay cả khi dương vật không đi hết vào hậu môn hoặc âm đạo.
Ngoài ra, nếu tay dính dịch mang mầm bệnh, khi chạm vào mắt cũng có thể lây nhiễm. Bệnh còn có nguy cơ truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh, dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Tuy nhiên, bệnh lậu hoàn toàn không lây lan qua tiếp xúc thông thường, bao gồm: dùng chung đồ ăn thức uống, ôm, hôn, ho, hắt hơi hay dùng chung bệ bồn cầu.
Nhiều người mắc bệnh lậu không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào, âm thầm lây bệnh cho đối tượng khác. Vì vậy, sử dụng bao cao su là cách tốt nhất để phòng ngừa, ngay cả khi bản thân và đối tác đều hoàn toàn khỏe mạnh.
Nên làm gì khi phát hiện nhiễm bệnh lậu?
Bất kỳ ai khi nhận thấy triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục như: tiết dịch lạ, nóng rát khi đi tiểu, phát ban, đau rát khi giao hợp… đều cần ngưng quan hệ và liên hệ ngay với bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của bệnh lậu hoặc không. Trong trường hợp được chẩn đoán bệnh chính xác, người nhiễm cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, đối tác tình dục của người bệnh cũng cần làm xét nghiệm để chẩn đoán.
Giai đoạn phát triển bệnh lậu như thế nào?
Bệnh lậu tiến triển theo những giai đoạn cụ thể, nguy cơ cao trở nên nghiêm trọng và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.
1. Giai đoạn phát triển của bệnh lậu
Cả nam và nữ giới đều có thể biểu hiện nhiễm bệnh lậu ở hầu họng, trực tràng và mắt. Cụ thể như sau:
- Nhiễm lậu ở hầu họng: Trường hợp này thường không có triệu chứng, nếu có, điển hình nhất là viêm họng có tiết dịch kèm hạch cổ. Hầu hết người bệnh đều tự khỏi và khả năng lây truyền thấp hơn ở trực tràng hay cơ quan sinh dục.
- Nhiễm lậu ở trực tràng: 40% nữ giới mắc bệnh lậu ở cổ tử cung đều cho thấy tổn thương trực tràng. Trong trường hợp này, nam giới thường biểu hiệu triệu chứng rõ ràng hơn, điển hình là đau, ngứa khi đại tiện.
- Nhiễm lậu ở mắt: Tình trạng này thường xảy ra một bên mắt. Hình thức biểu hiện phổ biến là viêm kết mạc có mủ, nguy cơ tiến triển nhanh chóng thành viêm toàn nhãn cầu, thậm chí là tổn thương vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Trong đó, viêm kết mạc do nhiễm lậu thường gây đau đớn, đi kèm triệu chứng chảy mủ và sợ ánh sáng.
2. Sự phát triển bệnh lậu ở nam giới
Ở nam giới mắc bệnh lậu, viêm niệu đạo là biểu hiện chủ yếu, với các triệu chứng ban đầu là nóng rát, buốt khi đi tiểu, tiết dịch bất thường, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Sau vài ngày, dịch tiết nhiều hơn, kèm mủ, đôi khi là máu.
Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn cấp tính cũng có thể do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, đặc biệt là nam giới dưới 35 tuổi. Tình trạng này thường xảy ra một bên, đi kèm tiết dịch bất thường. Biểu hiện dễ thấy là sưng đau ở phía sau bên trong bìu.
Trước đây, bệnh lậu ở nam cũng có thể dẫn đến hẹp niệu đạo. Tuy nhiên, tình trạng này hiện nay không phổ biến do sự nhạy cảm vi khuẩn và tiến bộ của kháng sinh.
3. Sự phát triển bệnh lậu ở nữ giới
Vị trí nhiễm bệnh lậu phổ biến nhất ở nữ giới là cổ tử cung (80 – 90%), tiếp đến là niệu đạo (80%), trực tràng (40%) và hầu họng (10 -20%). Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 10 ngày kể từ khi vi khuẩn xâm nhập. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến như:
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi giao hợp.
- Đau vùng bụng dưới.
Viêm cổ tử cung do lậu cầu không được phát hiệt có thể tiến triển thành viêm vùng chậu (PID), thường xảy ra gần kỳ kinh nguyệt. Tình trạng xuất hiện ở 10 – 20% nữ giới mắc bệnh lậu. Triệu chứng cụ thể như sau:
- Đau bụng dưới.
- Tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch nhầy niệu đạo.
- Khó tiểu.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Buồn nôn.
Ngoài ra, một số tiến triển nguy hiểm của bệnh lậu có thể kể đến như:
- Viêm gan quanh cấp tính: Viêm quanh gan cấp tính (hội chứng Fitz-Hugh-Curtis) cũng có nguy cơ xảy ra do lây lay vi khuẩn trực từ từ ống dẫn trứng đến bao gan và phúc mạc phía trên. Triệu chứng gặp phải là đau hạ sườn phải, buồn nôn, nôn và sốt.
- Nhiễm lậu tuyến Bartholin (các tuyến gần môi âm hộ): ⅓ trường hợp gặp tình trạng này không có triệu chứng. Một số ít dấu hiệu được ghi nhận là đau, phù nề và tiết dịch.
- Nhiễm trùng trực tràng: Tình trạng này cũng thường không có triệu chứng, một số ít trường hợp nhận thấy đau trực tràng, ngứa, mót rặn, tiêu chảy và tiết dịch bất thường. Nhiễm trùng trực tràng xảy ra phổ biến ở nữ giơi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
4. Sự phát triển bệnh lậu ở trẻ em
Viêm kết mạc hai bên (ophthalmia neonatorum) thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi khuẩn từ người mẹ mắc bệnh lậu. Khả năng lây truyền cũng có thể xảy ra trong tử cung hoặc thời kỳ hậu sản. Một số triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
- Đau mắt.
- Đỏ mắt.
- Chảy mủ.
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng hầu họng, hô hấp, trực tràng hoặc nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa (DGI). Hoạt động của vi khuẩn sẽ gây tổn thương nhanh chóng cho mắt, thậm chí là thương tích vĩnh viễn, dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện ở da đầu tại các vị trí đặt điện cực theo dõi thai nhi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục, hầu họng, mắt và trực tràng, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lậu sớm. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ chữa lành cũng như ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán bệnh lậu
Bệnh lậu được chẩn đoán bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, thông qua mẫu nước tiểu hoặc dịch lấy từ niệu đạo (đối với nam) và cổ tử cung hoặc âm đạo (đối với nữ). Nếu người bệnh từng quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc miệng, nghi ngờ nhiễm trùng hầu họng, trực tràng thì mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ những vị trí này.
Xét nghiệm lấy bệnh phẩm tại vị trí bộ phận nhiễm bệnh, nhuộm và soi tươi bằng kính hiển vi có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong các trường hợp lậu cấp, giúp chẩn đoán nhanh, chính xác, dễ dàng thực hiện ở các cơ sở y tế để điều trị kịp thời và sớm nhất.
Phương pháp được khuyến nghị trong chẩn đoán bệnh lậu là xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (xét nghiệm PCR). Kết quả thực hiện sẽ giúp chẩn đoán chính xác và tiên lượng khả năng lây lan của Neisseria gonorrhoeae.
Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy cũng được đánh giá cao. Cụ thể, mẫu được đặt vào vật chứa để theo dõi khả năng phát triển của vi khuẩn trong 48 – 72h. Bất kỳ ai nếu nghi ngờ mắc bệnh lậu, cần liên hệ ngay với bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán kịp thời.
Điều trị bệnh lậu
Bệnh lậu có thể được chữa khỏi nếu áp dụng phương pháp đúng phương pháp điều trị. Theo khuyến cáo, người bệnh cần được tiêm một liều duy nhất 500mg ceftriaxone để ngăn chặn nhiễm trùng tiến triển.
Các phác đồ thay thế có thể được chỉ định thay thế trong trường hợp không dùng được ceftriaxone. Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích ức chế nhiễm trùng, không có khả năng chữa lành tổn thương trước đó.
Hiện nay, các chủng vi khuẩn lậu kháng kháng sinh đang phát triển mạnh mẽ. Điều này khiến quá trình chữa bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Tái nhiễm trùng vẫn xảy ra rất phổ biến. Do đó, sau điều trị 7 – 14 ngày, người bệnh cần quay lại xét nghiệm để theo dõi và kiểm soát kịp thời.