Mục lục bài viết
- 1 Giãn mạch thừng tinh là gì?
- 2 Địa chỉ chữa giãn mạch thừng tinh ở Thanh Hóa uy tín
- 3 Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
- 4 Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh
- 5 Ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
- 6 Phòng và điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
- 7 Cách phân loại giãn mạch thừng tinh
- 8 Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?
- 9 Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?
Giãn mạch thừng tinh là gì?
Thừng tinh là một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới ổ bụng, trong thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch nằm trong thừng tinh bị giãn nở, trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Giãn mạch thừng tinh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường gặp hơn.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt. Đây là các van một chiều, mở ra cho máu chảy về tim và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để ngăn không cho máu chảy ngược về. Khi có sự suy yếu hệ thống các van tĩnh mạch, thì máu có thể chảy ngược về do tác động của trọng lực gây ứ đọng và giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp khi xuất hiện một sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn ở vùng bụng, như một khối u của thận phát triển gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch nhỏ hơn trong bìu gây giãn tĩnh mạch, tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp và thường chỉ gặp ở nam giới hơn 40 tuổi.
Địa chỉ chữa giãn mạch thừng tinh ở Thanh Hóa uy tín
Là phòng khám NAM KHOA ở Thanh Hoá có trình độ chuyên môn Tiến Sĩ Thăm khám và thực hiện Thủ thuật –> Đây là tiêu chí vượt trội nhất.
Các bác sĩ phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa luôn cập nhật và nâng cao trình độ Ngoại khoa -Nam Khoa & khám bệnh để phục vụ mọi người.
- Bác Sĩ Lê Ngọc Hải – Học Vị : Tiến Sĩ Ngoại Khoa – Nam Khoa.
- Thành viên hội y học giới tính Việt Nam và Thế Giới.
- Học nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và Đại Học Y Hà Nội.
- Báo cáo khoa học in trên tạp chí y học Việt Nam về điều trị rối loạn cương dương bằng sóng xung kích.
- Báo cáo khoa học về cắt bao quy đầu bằng Máy Stapler tại -Trường Y Thanh Hóa & đại học Y Thái Bình, Hội Y học giới tính Việt Nam năm 2019 tại Huế.
- Liên kết với các bác sĩ đầu ngành Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ và Trung Tâm Nam Học Bệnh Viện Việt Đức Hà Nội.
- Kinh nghiệm khám chữa bệnh hàng chục năm.
- Kinh nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân.
- Trên đây là những tiêu chí quan trọng, là điểm mạnh của Phòng khám Đa Khoa Hải Ngoại – Khẳng định là ưu thế vượt trội về nhân lực, kiến thức của Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa để cánh mày râu chọn mặt gửi vàng cho Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa.
LỊCH KHÁM BỆNH:
Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.
Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 13h30 – 17h00
Liên hệ qua zalo 0977 215 198
➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM NAM KHOA THANH HÓA” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh thường gặp ở nam giới, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn làm giảm chức năng sinh lý, chức năng sinh sản… Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh do đâu? Hãy tìm hiểu thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
Nguyên nhân khiến tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn được xác định do các yếu tố sau:
– Nguyên nhân do suy van tĩnh mạch tinh dẫn đến lượng máu lưu thông không ổn định. Lượng máu chảy về quá lớn khiến tĩnh mạch tinh hoạt động quá sức gây dồn ứ và giãn rộng.
– Do nhiệt độ ở bìu, tinh hoàn tăng đột biến, gây sự trào ngược chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận đến tĩnh mạch tinh, làm ứ đọng tĩnh mạch.
– Một số nguyên nhân khác như do cơ địa của từng nam giới, những vấn đề về mạch máu, hệ thống van tĩnh mạch… Nhiều nam giới thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu tại một vị trí hoặc lười vận động cũng có thể gây giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hầu hết các trường hợp bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng. Một số biểu hiện điển hình nhất là:
– Cảm giác căng tức, nặng ở bìu và tăng lên khi đứng lâu, ngồi lâu và đặc biệt là đau nhiều hơn về cuối ngày. Với người thường vận động nhiều thì có cảm giác nặng nề ở vùng tinh hoàn, sờ vào gốc dương vật thấy những búi giống như sợi mì.
– Quan sát thì thấy có khối sưng ở phía trên bìu. Một bên tinh hoàn (thường là bên trái) nhỏ hơn bên kia.
Ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh nguy hiểm, nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý đàn ông, nguyên nhân dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Cụ thể:
– Giãn tĩnh mạch tinh hoàn làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn. Nhiệt độ tăng kéo dài thường xuyên làm cho khả năng sản xuất tinh trùng bị giảm xuống và giảm chất lượng tinh trùng.
– Giãn tĩnh mạch tinh dẫn đến tình trạng thiếu oxy, suy thoái sợi cơ da bìu. Giảm khả năng sinh sản cũng như nhu cầu tình dục nam giới.
Phòng và điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
– Nam giới không nên mặc quần lót chật, quần lót chất liệu nilon gây ngứa, ứ đọng mồ hôi.
– Nên thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ…
– Nếu có cảm giác đau đớn, nặng bìu cần thăm khám kịp thời để được tư vấn cách đối phó hiệu quả nhất. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể điều trị được bằng phẫu thuật chính vậy mà nên thăm khám nhanh để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Trong trường hợp, tĩnh mạch giãn không lớn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, cũng như chức năng sinh sản sẽ được điều trị bằng nội khoa
Cách phân loại giãn mạch thừng tinh
Phân loại theo Dubin (1970) giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ theo thăm khám lâm sàng như sau:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ chẩn đoán qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu,…
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thì sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi người bệnh trong tư thế thẳng đứng sờ thấy búi tĩnh mạch.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi người bệnh thẳng đứng, nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dù người bệnh đứng hay nằm cũng dễ dàng nhìn thấy búi.
Khi thăm khám qua siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán là giãn mạch thừng tinh khi đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm, trong các trường hợp kín đáo thì thường phối hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá. Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là trường hợp thường gặp trên lâm sàng, khi các tĩnh mạch đã nổi rõ dưới vùng da bìu và bệnh nhân thường có triệu chứng đau tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được do tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể tự phục hồi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân gây vô sinh do các nguyên nhân sau:
- Máu ứ đọng lại trong các tĩnh mạch gây tăng nhiệt độ trong bìu, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng từ đó làm giảm khả năng sinh sản.
- Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, thì tinh hoàn ở bên tĩnh mạch thừng tinh bị giãn thường phát triển kém hơn bình thường. Tinh hoàn nhỏ có thể góp phần tăng nguy cơ vô sinh.
Tuy nhiên, phần lớn nam giới bị giãn mạch thừng tinh không bị vô sinh, trên thực tế nhiều nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 vẫn có nhiều con và có tới 85% nam giới trưởng thành bị giãn mạch thừng tinh nhưng không liên quan đến vấn đề vô sinh. Nếu giãn mạch thừng tinh không gây ra các triệu chứng như đau tinh hoàn, teo nhỏ tinh hoàn hoặc các vấn đề về sinh sản thì không nên điều trị. Theo các khuyến cáo hiện nay, giãn mạch thừng tinh chỉ nên điều trị khi:
- Khi thăm khám thấy rõ các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Khi làm tinh dịch đồ thấy số lượng tinh trùng thấp, bệnh nhân đã vô sinh trên hai năm.
- Vô sinh nhưng không giải thích được.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?
Trong các trường hợp bệnh được chỉ định điều trị, tùy theo mức độ của bệnh, các trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, các trường hợp nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn… trong đó phẫu thuật vi phẫu (hình thức mổ bằng kính hiển vi) được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao, ít biến chứng.
Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, mật độ tinh trùng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Theo các nghiên cứu, từ 21-55% bệnh nhân không có tinh trùng trước mổ thì sau phẫu thuật sẽ có tinh trùng trong tinh dịch, khoảng 21% bệnh nhân sau mổ giãn mạch thừng tinh có thể sinh con tự nhiên mà không cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Giãn mạch thừng tinh là có thể chữa khỏi, tuy nhiên sau khi điều trị thành công bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau một vài tháng hoặc một vài năm. Để tránh nguy cơ tái phát bệnh, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, khi có các dấu hiệu bất thường phải đi khám để điều trị kịp thời, tái khám đúng hẹn.
- Tránh các hoạt động thể lực quá mạnh, đặc biệt tránh các động tác gây áp lực cho vùng bìu.
- Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu, hạn chế tắm nước nóng quá lâu để tránh tăng nhiệt độ vùng bìu.