ĐIỀU TRỊ GIANG MAI Ở THANH HÓA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh giang mai có thể ảnh hưởng tới tim, mạch máu, não và hệ thần kinh. Đồng thời, bệnh cũng làm tăng cơ hội lây nhiễm HIV (loại virus gây bệnh AIDS). Lâu dần, người bệnh có thể bị hỏng những cơ quan trong cơ thể, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy điều trị giang mai như thế nào cho hiệu quả?

ĐỊA CHỈ XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI UY TÍN Ở THANH HÓA?

LỊCH KHÁM BỆNH:

Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.

Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 14h00 – 17h30

Liên hệ qua zalo 0977 215 198

➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám nam khoa ở Phòng khám Hải ngoại hiện tại là 50.000 VNĐ

ĐIỂM MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM NAM KHOA HẢI NGOẠI THANH HÓA

Các Bác sĩ Phòng khám luôn cập nhật và nâng cao trình độ Ngoại khoa & Khám bệnh để phục vụ mọi người. 

  • Bác Sĩ Lê Ngọc Hải – Học Vị : Tiến Sĩ Ngoại Khoa – Nam Khoa
  • Thành Viên hội y học giới tính Việt Nam và Thế Giới
  • Học Nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và Đại Học Y Hà Nội
  • Báo cáo khoa học in trên tạp chí y học Việt Nam về điều trị rối loạn cương dương bằng sóng sung kích
  • Báo cáo khoa học về cắt bao quy đầu bằng Máy Stapler tại Trường Y Thanh Hóa & đại học Y Thái Bình, Hội Y học giới tính Việt Nam năm 2019 tại Huế.
  • Liên kết với các Bác sĩ đầu nghành Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ và Trung Tâm Nam Học Bệnh Viện Việt Đức Hà Nội
  • Kinh nghiệm khám chữa bệnh hàng chục năm
  • Kinh nghiệm lâm sàng & cận lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân

Trên đây là những tiêu chí quan trọng, là điểm mạnh của Phòng khám Đa Khoa Hải Ngoại – Khẳng định là ưu thế vượt trội về nhân lực, kiến thức của Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa để cánh mày râu chọn mặt gửi vàng cho Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa

Hiểu thêm về bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI). Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Treponema pallidum. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tỷ lệ nữ giới bị bệnh giang mai có dấu hiệu giảm. Trong khi, ở nam giới, nhất là người có quan hệ tình dục đồng giới, tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây giang mai là vi khuẩn Treponema pallidum. Bệnh lây nhiễm nhanh do người bệnh không nhận ra các dấu hiệu bệnh, dẫn đến việc truyền nhiễm cho bạn tình.

2. Dấu hiệu

Bệnh giang mai nếu càng phát hiện sớm sẽ càng tốt với các triệu chứng như:

  • Giai đoạn nguyên phát: Có vết loét, không gây đau (săng giang mai). Vết loét có thể tự khỏi, không để sẹo sau khoảng 3 – 6 tuần.
  • Giai đoạn thứ phát: Xuất hiện các nốt ban hình đồng xu khắp cơ thể; có thể nổi kèm mụn nước tại khu vực miệng hay bộ phận sinh dục.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Người bệnh có thể không tái phát các triệu chứng. Tuy vậy, bệnh có nguy cơ tiềm ẩn kéo dài cả năm.
  • Giai đoạn cuối: Bệnh xuất hiện sau nhiều năm kể từ thời điểm nhiễm trùng ban đầu với những biểu hiện như suy van động mạch chủ, hẹp động mạch vành hoặc tách thành động mạch chủ lên; những tổn thương thần kinh như đau thần kinh do giang mai, Tabes tủy sống (mất điều hòa vận động)…

Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh giang mai không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong vòng nhiều năm.

Con đường lây truyền bệnh giang mai như thế nào?

Vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập cơ thể khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với vết săng giang mai trên cơ thể của người khác. Phần lớn trường hợp xảy ra trong các hoạt động tình dục. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vi khuẩn xâm nhập qua qua vết cắt hay màng nhầy.

Thai phụ nếu bị giang mai có thể lây truyền bệnh cho thai nhi. Thai nhi mắc bệnh có nguy cơ bị nhẹ cân, sinh non hay thai lưu. Trẻ sau sinh bị giang mai có thể không có dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, bé có thể phát sinh những vấn đề sức khỏe trong vài tuần khi không được điều trị như đục thủy tinh thể, điếc, co giật, thậm chí là tử vong. Do đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, thai phụ nên xét nghiệm giang mai ít nhất 1 lần trong thai kỳ. Khi phát hiện bệnh cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.

Giang mai không lây trực tiếp qua một số hành động/vật dụng như đi vệ sinh, cầm nắm tay nắm cửa, dùng bể bơi/bồn tắm, mặc chung quần áo hoặc sử dụng chung dụng cụ ăn uống. Tuy vậy, việc sử dụng chung vật dụng cá nhân lại vẫn có nguy cơ lây nhiễm gián tiếp khi những vật dụng này có xoắn khuẩn giang mai tiếp xúc với vết thương hở của người dùng.

Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Biến chứng bệnh giang mai

Bệnh giang mai khi không được điều trị kịp thời và đúng cách không chỉ dẫn tới các tổn thương khắp cơ thể mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Vết sưng hay khối u nhỏ

Được gọi là gôm giang mai, các cục gôm này có khả năng phát triển trên da, xương, gan hay bất cứ cơ quan nào khác ở người mắc bệnh giang mai trong giai đoạn cuối.

2. Các vấn đề về thần kinh

Bệnh có thể gây ra một số vấn đề liên quan hệ thần kinh như đau đầu, viêm màng não, mất thính lực, giảm thị giác. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở đàn ông, bàng quang tăng hoạt, những vấn đề tim mạch…

3. Nhiễm HIV

Người bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hay những vết loét tại bộ phận sinh dục khác ước tính có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 2 – 5 lần. Do vết loét giang mai dễ chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu trong khi quan hệ tình dục.

4. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở

Thai phụ khi mang vi khuẩn giang mai có thể lây truyền cho thai nhi. Thêm vào đó, bệnh giang mai bẩm sinh còn làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai lưu hay trẻ sơ sinh tử vong trong khoảng vài ngày sau sinh.

Chẩn đoán tình trạng bệnh giang mai

Ngoài quan sát các biểu hiện ngoài da của người bệnh, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh thông qua những xét nghiệm gồm:

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác nhận sự hiện diện của những kháng thể mà cơ thể sản xuất để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Những kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh giang mai vẫn còn trong cơ thể của người bệnh trong nhiều năm. Vì thế, xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện để xác định tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc trong quá khứ.

2. Dịch não tủy

Nếu nghi ngờ người bệnh có biến chứng thần kinh từ giang mai, bác sĩ có thể đề nghị lấy mẫu dịch não tủy thông qua thủ thuật chọc dò thắt lưng (vòi tủy sống) để khẳng định chẩn đoán.

Cách điều trị bệnh giang mai

Giang mai khiến người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, khi phát hiện nhiễm xoắn khuẩn này, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị:

1. Điều trị bằng thuốc

Trong giai đoạn đầu, giang mai rất dễ điều trị khỏi bằng thuốc. Vì thế, một trong các lựa chọn hàng đầu của bác sĩ chính là chỉ định người bệnh sử dụng Penicillin. Đây loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai, thường hiệu quả với hầu hết các giai đoạn bệnh. Nếu người bệnh dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể đề nghị loại kháng sinh khác hay giải mẫn cảm với Penicillin.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hay giai đoạn đầu (dưới 1 năm), bác sĩ thường khuyến nghị áp dụng phương pháp điều trị tiêm một lần Penicillin. Đối với trường hợp mắc giang mai lâu hơn một năm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm thêm liều bổ sung. Thêm và đó, Penicillin cũng là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo áp dụng cho thai phụ mắc bệnh giang mai.

Trong ngày đầu tiên điều trị, người bệnh thường trải qua phản ứng Jarisch-Herxheimer. Đặc trưng với triệu chứng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức, đau đầu. Thông thường, phản ứng này không kéo dài hơn một ngày.

2. Theo dõi điều trị

Sau khi được điều trị bệnh với thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh:

  • Thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo người bệnh đang đáp ứng tốt với liều lượng thông thường của Penicillin. Theo dõi cụ thể ra sao còn phụ thuộc giai đoạn bệnh giang mai được chẩn đoán.
  • Tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho tới khi điều trị xong, xét nghiệm máu thấy tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị khỏi.
  • Thông báo với bạn tình để người đó đi kiểm tra và điều trị nếu thấy cần thiết.
  • Xét nghiệm để xác định có nhiễm virus HIV không.

Nên và không nên làm gì khi đang trong quá trình điều trị?

Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo đã sử dụng tất cả các loại thuốc (thuốc hoặc tiêm bổ sung), ngay cả khi những triệu chứng biến mất trong quá trình điều trị.
  • Không thực hiện các hoạt động tình dục với bạn tình mới.
  • Bắt buộc xét nghiệm nhiễm HIV.

Một lưu ý quan trong khác là khi điều trị không có nghĩa là không thể mắc bệnh giang mai một lần nữa hoặc lây lan sau đó. Lời khuyên cho bạn là nên tránh các hình thức quan hệ tình dục không an toàn. Khi quan hệ tình dục, nam giới luôn cần dùng bao cao su.

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Lúc này, vi khuẩn chưa gây tổn thương sâu những cơ quan nội tạng như tim mạch, thần kinh…

Ngay khi phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên nhanh chóng đi tới những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đừng trì hoãn tới khi bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng, người bệnh mới bắt đầu đi gặp bác sĩ. Bởi khi đó, bệnh có thể đã tiến triển trầm trọng, khó điều trị khỏi.

Với nữ giới, trước khi dự định có con cũng cần kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum hay không. Nếu có, bạn nên dành thời gian điều trị dứt điểm trước khi thụ thai. Nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, thai phụ cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ sản khoa để có hướng xử trí đúng đắn và kịp thời, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.