TEO TINH HOÀN NAM GIỚI – BỆNH VÔ CÙNG NGUY HIỂM

Lấy vợ 3 năm chưa có con, ham muốn “chuyện ấy” ngày càng giảm, anh Toàn đi khám mới hay do hai bên tinh hoàn của mình bị teo nhỏ.

Anh Đức Toàn (Quảng Thành, TP Thanh Hóa) cho biết, lúc 16 tuổi, anh từng mắc quai bị, rồi hai bên tinh hoàn sưng, đau. Bố mẹ không để ý, ở tuổi dậy thì, anh lại ngại ngùng và cũng không hiểu biết nhiều, nên mặc kệ.

“Sau ngày đó, tinh hoàn của mình đã dần teo, nhưng mình lại không để ý. Hồi thanh niên, cũng thấy tự ti vì cảm giác ‘cậu nhỏ’ rất bé nhưng chỉ lo bị bạn gái chê chứ chưa nghĩ đến chuyện khó có con. Đến lúc lấy vợ rồi, mãi không được làm bố, lại suy giảm ham muốn chăn gối nên mới đi khám”, anh Toàn chia sẻ.

Anh cho hay, kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy, anh không hề có tinh trùng, và cơ hội có con không nhiều.

TS Lê Ngọc Hải, Bác sĩ Phòng khám đa khoa Hải Ngoại Thanh Hóa cho biết, teo tinh hoàn là bệnh thuộc nhóm gây vô sinh khó chữa ở nam giới.

Có nhiều nguyên nhân gây teo tinh hoàn. Hay gặp nhất là các trường hợp biến chứng viêm tinh hoàn khi bệnh nhân mắc quai bị. Khi đó, tinh hoàn thường sưng to, sau đó bị xơ và teo nhỏ. Tinh hoàn cũng có thể bị teo do viêm nhiễm tạp trùng, vi trùng lao. Một số trường hợp bị tinh hoàn lạc chỗ, không nằm tại bìu mà ở bụng, ống bẹn – nơi điều kiện không phù hợp cũng khiến tinh hoàn nhỏ dần. Ngoài ra, một số bệnh làm suy yếu đời sống tinh trùng như giãn tĩnh mạch tinh cũng ảnh hưởng đến kích thước tinh hoàn.

Tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản (có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng) và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hoóc môn testosterone – vị nhạc trưởng quyết định nam tính và khả năng phòng the, sinh sản của nam giới). Vì thế, khi tinh hoàn teo, tế bào sinh tinh ít đi, không sinh được tinh trùng, đồng thời lượng testosterone giảm, ảnh hưởng tới khả năng quan hệ tình dục và sinh sản.Theo TS Hải, bình thường, tinh hoàn nằm trong bìu, nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút. Nếu tinh hoàn đi lạc chỗ, hay bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh, nhiệt độ vùng bìu tăng, ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của tinh trùng.

“Nhiều người vẫn cho rằng không có tinh trùng do teo tinh hoàn thường là ‘bản án tử’ cho khả năng làm cha của nam giới, và không ít cặp vợ chồng tuyệt vọng, buông xuôi khi nhận kết quả này. Thực tế, trường hợp này đúng là rất khó chữa nhưng vẫn còn cơ hội”, bác sĩ Hải cho biết.

Trường hợp của bệnh nhân tên Hoàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) là một điển hình. Theo lời bác sĩ, khi đến khám lần đầu, lúc đang là sinh viên năm nhất Đại Học Hồng Đức (Thanh Hóa), Hoàng rất tự ti vì “cậu nhỏ” rất bé. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tinh dịch của anh không có tinh trùng. Khi khám, bác sĩ phát hiện tinh hoàn của anh chỉ nhỏ như hạt lạc (trong khi tinh hoàn bình thường có kích cỡ như hạt mít). Hoàng kiên nhẫn theo đuổi việc điều trị suốt mấy năm liền, từ lúc kích cho tinh hoàn to lên, rồi có tinh trùng và tinh trùng phát triển bình thường.

“Bẵng đi 2 năm không gặp chàng sinh viên ấy thì có hôm, mẹ anh ta – người đã dẫn con đi khám từ đầu, tìm đến Phòng khám gặp tôi cảm ơn và thông báo hai việc: con trai bà đã ra trường, đang làm giáo viên

Theo TS Hải, điều trị vô sinh do teo tinh hoàn, suy sinh dục là cả chặng đường dài, và đòi hỏi người bệnh rất kiên trì, hợp tác tốt với bác sĩ. Hiện nay, với các trường hợp này, các chuyên gia có thể dùng thuốc kích tinh hoàn to lên, sau đó, tiếp tục quá trình kích để tinh hoàn sinh tinh trùng, tiếp đó là nuôi dưỡng tinh trùng đủ số lượng và chất lượng để có thể thụ tinh…

Bác sĩ cho biết, trong các trường hợp này, thường chế độ ăn uống không giúp ích được gì. “Nhiều người cầu kỳ đi tìm tinh hoàn dê, ngẩu pín bò… để ăn mong tăng sức mạnh phòng the và kích chất lượng tinh trùng… nhưng thực tế không tác dụng gì”, ông nói.

TS Hải cho hay, cũng như bất cứ bệnh nào khác, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp làm tăng cơ hội thành công. Điều đáng nói là, hầu hết các trường hợp teo tinh hoàn đều chỉ đi chữa khi bị hiếm muộn sau một thời gian dài lập gia đình mà chưa có con.

“Nhiều phụ huynh rất quan tâm tới việc sinh con trai hay con gái nhưng lại không để ý tới việc chăm sóc cho bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản của con từ nhỏ”

Trong khi đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể phát hiện sớm các bất thường ở bộ phận sinh dục của con, trong đó có bất thường về vị trí và kích cỡ của tinh hoàn, và đưa trẻ đi khám sớm (nếu sờ vào bìu không thấy có tinh hoàn, rất có thể tinh hoàn của trẻ bị lạc chỗ). Ngoài ra, thông thường, kích cỡ của tinh hoàn sẽ phát triển mạnh ở tuổi dậy thì (khoảng 13-15 tuổi), và giai đoạn này rất dễ phát hiện các bất thường nếu có. Nên đi chữa trị ngay trong giai đoạn này nếu phát hiện tinh hoàn teo nhỏ.

Địa chỉ thăm khám tinh hoàn ở Thanh Hóa uy tín

Là phòng khám NAM KHOA ở Thanh Hoá có trình độ chuyên môn Tiến Sĩ Thăm khám và thực hiện Thủ thuật –> Đây là tiêu chí vượt trội nhất.
Các bác sĩ phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa luôn cập nhật và nâng cao trình độ Ngoại khoa -Nam Khoa & khám bệnh để phục vụ mọi người.

  • Bác Sĩ Lê Ngọc Hải – Học Vị : Tiến Sĩ Ngoại Khoa – Nam Khoa.
  • Thành viên hội y học giới tính Việt Nam và Thế Giới.
  • Học nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và Đại Học Y Hà Nội.
  • Báo cáo khoa học in trên tạp chí y học Việt Nam về điều trị rối loạn cương dương bằng sóng xung kích.
  • Báo cáo khoa học về cắt bao quy đầu bằng Máy Stapler tại -Trường Y Thanh Hóa & đại học Y Thái Bình, Hội Y học giới tính Việt Nam năm 2019 tại Huế.
  • Liên kết với các bác sĩ đầu ngành Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ và Trung Tâm Nam Học Bệnh Viện Việt Đức Hà Nội.
  • Kinh nghiệm khám chữa bệnh hàng chục năm.
  • Kinh nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân.
  • Trên đây là những tiêu chí quan trọng, là điểm mạnh của Phòng khám Đa Khoa Hải Ngoại – Khẳng định là ưu thế vượt trội về nhân lực, kiến thức của Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa để cánh mày râu chọn mặt gửi vàng cho Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa.

LỊCH KHÁM BỆNH:
Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.
Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 13h30 – 17h00
Liên hệ qua zalo 0977 215 198
Website: http://namkhoathanhhoa.com/vi/
➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Bạn cần biết gì về bệnh teo tinh hoàn ở nam giới?

Teo tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị teo nhỏ lại so với kích thước bình thường. Nam giới bình thường có 2 tinh hoàn nằm 2 bên bìu, kích thước tinh hoàn bình thường khoảng 4,5 x 2,5cm, có khối lượng từ 10 – 15gram. Phần bìu sẽ có chức năng chính là điều hòa nhiệt độ xung quanh tinh hoàn bằng cơ chế co lại khi gặp nhiệt độ lạnh và giãn ra khi tiếp xúc với nhiệt độ ấm hơn. Vì vậy mà đôi khi nam giới có thể cảm thấy tinh hoàn có lúc to ra hoặc nhỏ hơn bình thường.

Sự co rút gây teo của tinh hoàn không đến từ cơ chế co của bìu, việc teo tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý, chấn thương, di truyền, lối sống… Khi tinh hoàn bị teo nam giới đối mặt với việc có số lượng tinh trùng ít hơn, mức testosterone thấp thậm chí nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Bệnh teo tinh hoàn có thể tự khỏi không?

Teo tinh hoàn có thể tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên không thể đảo ngược tình trạng teo tinh hoàn một cách tự nhiên. Vì vậy nếu nam giới xuất hiện dấu hiệu teo tinh hoàn dù bất kể do nguyên nhân gì cần đi thăm khám sớm và được điều trị ngay. Theo bác sĩ Lê Xuân Nguyên “Vẫn chưa có bằng chứng lâm sàng hay các dữ liệu nào cho thấy các biện pháp tự nhiên có thể chữa được tình trạng teo tinh hoàn hoặc các nguyên nhân cơ bản của tinh trạng này.”

Nam giới nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe sinh sản của mình, cần biết tình trạng tinh hoàn bình thường như thế nào, để ý những cơ đau hay bất thường ở vùng sinh dục để có thể phát hiện và điều trị sớm