Viêm bao quy đầu là bệnh liên quan đến dương vật và bao quy đầu thường gặp ở bé trai và nam giới trưởng thành, chiếm khoảng 12% – 20% trường hợp.
Mục lục bài viết
- 1 KHÁM VIÊM BAO QUY ĐẦU TRẺ EM Ở ĐÂU THANH HÓA?
- 2 ĐIỂM MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM NAM KHOA HẢI NGOẠI THANH HÓA
- 3 Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?
- 4 Nguyên nhân trẻ bị viêm bao quy đầu
- 5 Dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em
- 6 Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 7 Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 8 Phương pháp chẩn đoán viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
- 9 Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
KHÁM VIÊM BAO QUY ĐẦU TRẺ EM Ở ĐÂU THANH HÓA?
LỊCH KHÁM BỆNH:
Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.
Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 14h00 – 17h30
Liên hệ qua zalo 0977 215 198
➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Chi phí khám nam khoa ở Phòng khám Hải ngoại hiện tại là 50.000 VNĐ
ĐIỂM MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM NAM KHOA HẢI NGOẠI THANH HÓA
Các Bác sĩ Phòng khám luôn cập nhật và nâng cao trình độ Ngoại khoa & Khám bệnh để phục vụ mọi người.
- Bác Sĩ Lê Ngọc Hải – Học Vị : Tiến Sĩ Ngoại Khoa – Nam Khoa
- Thành Viên hội y học giới tính Việt Nam và Thế Giới
- Học Nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và Đại Học Y Hà Nội
- Báo cáo khoa học in trên tạp chí y học Việt Nam về điều trị rối loạn cương dương bằng sóng sung kích
- Báo cáo khoa học về cắt bao quy đầu bằng Máy Stapler tại Trường Y Thanh Hóa & đại học Y Thái Bình, Hội Y học giới tính Việt Nam năm 2019 tại Huế.
- Liên kết với các Bác sĩ đầu nghành Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ và Trung Tâm Nam Học Bệnh Viện Việt Đức Hà Nội
- Kinh nghiệm khám chữa bệnh hàng chục năm
- Kinh nghiệm lâm sàng & cận lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân
Trên đây là những tiêu chí quan trọng, là điểm mạnh của Phòng khám Đa Khoa Hải Ngoại – Khẳng định là ưu thế vượt trội về nhân lực, kiến thức của Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa để cánh mày râu chọn mặt gửi vàng cho Phòng khám Nam Khoa Hải Ngoại Thanh Hóa
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là bệnh liên quan đến nhiễm trùng bao quy đầu do các tác nhân gây bệnh khác nhau như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, dị ứng… gây ra. Bệnh thường gặp ở các em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Bệnh khiến trẻ sưng đau (nhất là khi đi tiểu), ngứa, nổi mẩn đỏ, thậm chí chảy máu xung quanh bao quy đầu.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em không khó điều trị nếu cha mẹ phát hiện và đưa con em đến bệnh viện khám sớm. Tuy nhiên, nếu điều trị trễ, các tác nhân có thể xâm nhiễm sâu hơn vào các cơ quan khác trong cơ thể và gây viêm niệu đạo, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, hoại tử hay ung thư dương vật.
Nguyên nhân trẻ bị viêm bao quy đầu
Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, phản ứng dị ứng là những tác nhân trực tiếp khiến bé trai bị viêm bao quy đầu. Tuy nhiên, tình trạng viêm da quy đầu ở trẻ dễ xảy ra hơn khi gặp các nguyên nhân sau:
1. Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Ước tính có khoảng 96% bé trai bị hẹp bao quy đầu, gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Bao quy đầu ôm sát để bảo vệ dương vật của trẻ khỏi tổn thương và các yếu tố có hại. Tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn.
Trẻ bị hẹp bao quy đầu khó vệ sinh khu vực xung quanh quy đầu và rãnh quy đầu khiến chất bẩn, nước tiểu tích tụ, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh phát triển nhanh chóng, gây ra viêm bao quy đầu. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé trai tốt hơn. Một số trường hợp nặng hơn cần đưa đến bác sĩ Nam khoa khám và điều trị phù hợp.
2. Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ
Bộ phận sinh dục của bé trai không được giữ vệ sinh sạch sẽ là môi trường thuận lợi để nhiều tác nhân gây bệnh sinh sôi, khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó có viêm bao quy đầu.
Vì các bé còn nhỏ nên việc vệ sinh phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, do đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục cho con bằng xà phòng hoặc sữa tắm dành cho trẻ em. Khi trẻ lớn hơn, phụ huynh nên hướng dẫn các em tự vệ sinh cá nhân cho mình.
3. Lộn bao quy đầu không đúng cách
Viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể xuất phát từ việc cha mẹ lộn bao quy đầu không đúng cách khiến trẻ bị đau do bao quy đầu bị giãn da, rách da, nứt, chảy máu. Các vết thương là “cửa ngõ” để tác nhân gây bệnh thâm nhập, dẫn đến các vấn đề sức khỏe của trẻ, bao gồm viêm bao quy đầu.
4. Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo gây viêm, sưng, kích ứng. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, mặc quần áo ẩm ướt… là những yếu tố tăng nguy cơ viêm niệu đạo ở trẻ.
Do niệu đạo, lỗ tiểu, quy đầu và bao quy đầu nằm gần nhau, các tác nhân gây viêm niệu đạo có thể lan rộng, xâm nhiễm khiến trẻ bị viêm bao quy đầu.
5. Dài bao quy đầu
Dài bao quy đầu là vấn đề thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng là da quy đầu che phủ được toàn bộ dương vật. Điều này gây khó khăn trong việc vệ sinh, tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng tại bộ phận sinh dục nam.
6. Thói quen mặc quần áo
Thường xuyên mặc quần áo ẩm ướt, chật chội, chất liệu dày dễ kích ứng… tạo điều kiện để các yếu tố gây viêm nhiễm phát triển nhanh.
Dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em
Một số dấu hiệu cảnh báo viêm bao quy đầu ở trẻ các bậc cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
- Trẻ bị đau ở bao quy đầu và đầu dương vật.
- Sốt, quấy khóc.
- Sưng, phù nề.
- Ngứa ngáy.
- Xuất hiện vùng da sáng bóng hoặc trắng trên bộ phận sinh dục của bé.
- Tiết mủ có mùi hôi.
- Đau nhói khi đi tiểu.
- Tiểu rắt, bí tiểu.
- Bao quy đầu đổi màu đậm hơn bình thường.
- Bao quy đầu bị loét, chảy máu.
Nếu cha mẹ phát hiện các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân gây viêm để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng, đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Dù phần lớn trường hợp viêm bao quy đầu ở trẻ em không nghiêm trọng, có thể tự khỏi bằng việc giữ vệ sinh tốt, không cần điều trị; tuy nhiên, không ít trường hợp viêm bao quy đầu biến chứng trầm trọng hơn, đe dọa đến sức khỏe của trẻ. Các biến chứng trẻ có thể gặp khi bị viêm bao quy đầu bao gồm:
1. Xâm nhiễm sâu vào các cơ quan khác
Viêm bao quy đầu gây ra lở loét, tổn thương cho cơ quan sinh dục của bé trai. Nếu không điều trị kịp thời, tác nhân gây bệnh có thể thông qua các vết thương hở hoặc lỗ tiểu, đi ngược dòng nước tiểu để tấn công các cơ quan khác trong cơ thể. Những cơ quan có nguy cơ bị tổn thương như: niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt, thận, tinh hoàn.
2. Hoại tử, ung thư dương vật:
Trẻ bị viêm bao quy đầu không được điều trị đúng cách, bệnh diễn tiến trầm trọng hơn, hình thành lở loét, chảy máu. Từ đây, các tác nhân gây bệnh tấn công gây hoại tử hoặc hình thành khối u ác tính.
3. Vô sinh
Vi khuẩn gây viêm bao quy đầu có thể tấn công tới tinh hoàn thông qua niệu đạo. Chúng phá hủy cấu trúc tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng, nguy cơ khiến bé trai bị vô sinh khi trưởng thành.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh có khả năng kéo dài trong vài tuần. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần đưa con em đến gặp bác sĩ ngay khi bao quy đầu của bé có biểu hiện: sưng đau, phù nề, loét, có mủ, biến đổi màu da, chảy máu. Một số trường hợp trẻ còn bị sốt, quấy khóc nhiều.
Phương pháp chẩn đoán viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ bị viêm bao quy đầu bằng một số phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi cha mẹ về thói quen vệ sinh, lựa chọn trang phục, sử dụng kem bôi ngoài da cho bé. Song song đó, bác sĩ khám, chẩn đoán xác định và phân biệt các triệu chứng lâm sàng tại bao quy đầu của bé.
- Xét nghiệm dịch tiết: Để tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hay nấm gây ra nhằm có phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ cho trẻ làm xét nghiệm dịch tiết. Bác sĩ dùng tăm bông lấy một ít dịch tại vết thương ở bao quy đầu rồi gửi tới phòng thí nghiệm.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cha mẹ cho con làm xét nghiệm máu để xác định chính xác hơn nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sử dụng một cây kim rất mỏng để rút một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch trên cánh tay của trẻ. Mẫu máu được đến phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm, kết quả có sau thời gian ngắn.
- Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu của trẻ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích, kiểm tra các khía cạnh thị giác như màu sắc, độ đậm đặc, mùi…; thành phần hóa học và vi mô nhằm tìm kiếm các nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm bao quy đầu của bé, bao gồm vi khuẩn, vi rút.
Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nhiều phương pháp điều trị tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ sau khi khám và làm các xét nghiệm (nếu có). Các phương pháp này bao gồm:
1. Bôi thuốc tại chỗ
Viêm bao quy đầu có thể do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau gồm: vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, tổn thương hoặc phản ứng dị ứng. Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, bác sĩ kê đơn thuốc bôi phù hợp.
1.1 Viêm bao quy đầu do vi khuẩn
Cả vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí đều có thể khiến trẻ bị viêm bao quy đầu. Trong đó, Streptococcus pyogenes và Staphylococcus là 2 trong số các loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, phụ huynh có thể điều trị cho bé bằng thuốc kháng sinh tại chỗ như kem mupirocin 2% 3 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc bao quy đầu của bé quá hẹp, cản trở việc điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh đường uống như cephalexin hoặc erythromycin dùng trong 7 ngày.
Trường hợp viêm bao quy đầu do nhiễm vi khuẩn kỵ khí có thể điều trị bằng thuốc bôi metronidazol. Nếu tình trạng viêm của trẻ nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng metronidazol bằng đường uống trong 7 ngày.
1.2 Viêm bao quy đầu do nấm
Nhiễm trùng nấm men Candida albicans là nguyên nhân phổ biến gây viêm bao quy đầu ở trẻ em có. Bệnh có thể xuất hiện cùng hoặc sau viêm da tã lót. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm bôi ngoài da như kem miconazol 0,25% trong 7 ngày sau mỗi lần thay tã. Ngoài ra, cũng có thể dùng kem nystatin 3 lần/ngày trong 14 ngày.
1.3 Viêm bao quy đầu do dị ứng
Nguyên nhân có thể do bé bị dị ứng với xà phòng, sữa tắm đang sử dụng. Cha mẹ nên lựa chọn loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ em để hạn chế tình trạng viêm bao quy đầu cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng thêm hydrocortisone 1% bôi lên vùng da dị ứng của bé 2 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể xuất phát từ loại thuốc mà bé đang sử dụng. Biểu hiện dễ nhận biết là bao quy đầu xuất hiện các mảng ban đỏ, tròn, không sưng, sẫm màu hơn các vùng da khác. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét ngừng sử dụng thuốc nếu cần thiết. Đồng thời có thể thoa thêm hydrocortisone 1% 2 lần/ngày trong 7 – 14 ngày để giảm triệu chứng dị ứng.
2. Nong tách bao quy đầu
Nong tách bao quy đầu giúp việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ mắc viêm bao quy đầu. Cha mẹ có thể thực hiện nong bao quy đầu cho bé tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Vệ sinh bao quy đầu cho bé.
- Bước 2: Thoa thuốc mỡ steroid lên vùng da quy đầu để làm mềm, giãn da đồng thời giảm viêm nhiễm.
- Bước 3: Nhẹ nhàng kéo giãn bao quy đầu của bé về phía trước rồi từ từ lộn ngược ra sau, tránh làm bé đau.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong vài phút rồi nhẹ nhàng đưa bao quy đầu trở về vị trí ban đầu.
Cha mẹ nên lặp lại quy trình này vài lần trong ngày và nên thực hiện trong lúc tắm sẽ hạn chế làm bé bị đau, khó chịu.
3. Phẫu thuật cắt bao quy đầu
Một số trường hợp viêm bao quy đầu nặng, bác sĩ chỉ định cắt bao quy đầu để hỗ trợ việc điều trị.
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu an toàn, hiệu quả cho trẻ em như: cắt bao quy đầu bằng máy Stapler, bằng laser và thủ công. Cha mẹ cần thông báo đầy đủ tiền sử bệnh của trẻ. Bác sĩ căn cứ vào những thông tin này, kết hợp kết quả chẩn đoán và xét nghiệm bệnh, để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất cho trẻ.